Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp : 99+ Đề tài và Bài Mẫu

Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Bạn học luật và đang chuẩn bị tốt nghiệp thạc sĩ thì chắc chắn bạn phải hoàn thành bài kiểm tra cuối cùng đó là Luận Văn Thạc Sĩ Luật, vậy thì làm sao để hoàn thành tốt bài luận văn của mình một cách tốt nhất thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây, chi tiết là ta sẽ tìm hiểu về Luận Văn Thạc Sĩ Luật chuyên ngành Luật Hiến Pháp

Đầu tiên ta phải hiểu rõ khái niệm của nó về ngành Luật Hiến Pháp là gì?

Luật Hiến Pháp là cơ quan của các quy tắc, học thuyết và thông lệ chi phối hoạt động của các cộng đồng chính trị. Trong thời hiện đại, cộng đồng chính trị quan trọng nhất là nhà nước. Luật hiến pháp hiện đại là con đẻ của chủ nghĩa dân tộc cũng như ý tưởng rằng nhà nước phải bảo vệ một số quyền cơ bản của cá nhân. Là một hệ thống quy phạm pháp luật về quyền lực của nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và quyền công dân.

Để đi vào bài luật văn trước tiên ta phải tìm đề tài phù hợp để đi sâu nghiên cứu, dưới đây mình xin chia sẻ danh sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp và Bài Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp được tổng hợp từ các khóa trước giúp các bạn có thể hiểu hơn về bài luận văn và hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp
Đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp

DANH SÁCH ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾP PHÁP

Một số đề tài Luận Văn Luật Hiến Pháp mà Luận Văn Tri Thức chia sẻ đến các bạn như sau:

  1. Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
  2. Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
  3. Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục
  4. Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
  5. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
  6. Thực hiện pháp luật về viên chức
  7. Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
  8. Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở
  9. Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự
  10. Cưỡng chế thi hành án dân sự
  11. Áp dụng pháp luật về kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
  12. Quản lý Nhà nước về văn hóa
  13. Áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án ma túy
  14. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
  15. Cải cách thủ tục hành chính
  16. Quản lý Nhà nước về giáo dục từ thực tiễn
  17. Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai
  18. Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
  19. Bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam
  20. Bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình
  21. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
  22. Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
  23. Bảo vệ quyền con người qua hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính
  24. Bảo vệ quyền con người qua hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm
  25. Giải quyết tố cáo về đất đai
  26. Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp
  27. Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai
  28. Biện pháp xử lý hành chính giáo dục
  29. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
  30. Địa vị pháp lý hành chính của công chức xã
  31. Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
  32. Thực hiện pháp luật về lưu trữ
  33. Quyền của bị cáo là người chưa thành niên phạm tội trong xét xử hình sự
  34. Giải quyết khiếu nại tư pháp
  35. Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên
  36. Thi hành Luật tổ chức Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp huyện
  37. Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
  38. Thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
  39. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra vụ án hình sự
  40. Thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng
  41. Tuyển dụng và sử dụng công chức xã
  42. Bảo đảm quyền ly hôn
  43. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  44. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
  45. Cải cách thủ tục hành chính về cấp hộ chiếu
  46. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
  47. Vai trò của luật sư Việt Nam trong bảo vệ quyền con người
  48. Giải quyết khiếu nại tư pháp – từ thực tiễn Tòa án nhân dân
  49. Quyền của phụ nữ, trẻ em trong giải quyết các vụ việc hôn nhân, gia đình tại Tòa án nhân dân
  50. Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên
  51. Tổ chức và hoạt động của thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
  52. Thực hiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo tại Tòa án nhân dân tối cao
  53. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
  54. Tuyển dụng và sử dụng công chức xã
  55. Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
  56. Phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông
  57. Địa vị pháp lý hành chính của công chức xã
  58. Đổi mới hoạt động giám sát
  59. Mô hình tổ chức của Thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay
  60. Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay
  61. Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay
  62. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
  63.  Thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng
  64. Bảo đảm quyền ly hôn từ thực tiễn của Toà án nhân dân
  65. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  66. Cải cách thủ tục hành chính về cấp hộ chiếu
  67. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
  68. Thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch
  69. Tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch
  70. Phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương cấp tỉnh
  71. Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân
  72. Quyền đề nghị xây dựng luật, kiến nghị về luật và trình dự án luật
  73. Giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
  74. Kiểm soát thủ tục hành chính
  75. Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
  76. Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
  77. Đề tài luận văn thạc sĩ luật: Giải quyết tố cáo về đất đai
  78. Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
  79. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
  80. Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
  81. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  82. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
  83. Giải quyết khiếu nại tư pháp
  84.  Thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch
  85.  Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch
  86. Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự
  87. Hoạt động giám sát về ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân
  88. Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự
  89. Địa vị pháp lý của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp huyện
  90. Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
  91. Địa vị pháp lý hành chính của Chấp hành viên trung cấp
  92. Giáo dục pháp luật cho phạm nhân là người chưa thành niên ở các trại giam
  93. Cải cách thủ tục hành chính tư pháp
  94.  Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
  95. Bài mẫu luận văn thạc sĩ luật: Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự
  96. Cải cách thủ tục hành chính tư pháp
  97. Thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
  98. Thực hiện pháp luật về hộ tịch
  99. Quyền yêu cầu khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại

Trên đây là top danh sách các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp được tham khảo cũng như được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay trên các diễn đàn về luật hiến pháp. Sau đây Luận Văn Tri Thức xin chia sẻ thêm top 10 bài Bài Mẫu  Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp hay nhất được chắc lọc lại bao gồm một số bài thạc sĩ độc quyền.

TOP 10 BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP HAY NHẤT

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 1 : Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận Thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng Hải Quan các tỉnh vùng Tây Nguyên

Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phân tích đánh giá thực trạng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên và từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian tới.

  • Chương 1. Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan.

– Khái niệm và nội dung cơ bản về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, sự khác nhau giữa gian lận thương mại và hàng giả;

– Mục tiêu, nội dung, chức năng và các biện pháp quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan;

– Kinh nghiệm quốc tế của một số nước và kinh nghiệm của một số hải quan địa phương về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan;

– Đưa ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên.

  • Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên.

– Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum cũng như các đơn vị thuộc và trực thuộc các Cục Hải quan này;

– Công tác quản lý hải quan của các đơn vị trên các lĩnh vực nghiệp vụ của Cục trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng như đánh giá, phân tích kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên từ 2013 đến 2018;

– Những hạn chế và nguyên nhân cả về cơ sở pháp lý và thực tế công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên.

  • Chương 3. Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Luận văn đã đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Qua nghiên cứu cho thấy còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục theo dõi, cập nhật, phân tích và đánh giá để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan từ thực tiễn khu vực Tây Nguyên.

Đây là một trong những đề tài luận văn thạc sĩ Luật Hiến Pháp về chống buôn lậu, hàng giả hay mà các bạn cần tham khảo

Đề tài Luận Văn Luật Hiến Pháp sô 2 : Các biện pháp hành chính phòng, chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp hành chính phòng chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng bằng các biện pháp hành chính, góp phần đấu tranh với vấn nạn tham nhũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hiện nay.

  • Chương 1: Lý luận về các biện pháp hành chính phòng chống tham nhũng

Qua nghiên cứu một số nội dung về lý luận của các biện pháp hành chính trong phòng chống tham nhũng, phần nào có thể thấy các biện pháp hành chính, là một công cụ quan trọng trong tổng thể các biện pháp khác trong hệ thống pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống tham nhũng

  • Chương 2: Thực trạng biện pháp hành chính phòng chống tham nhũng tại tỉnh Quảng Nam

Qua nghiên cứu những quy định cụ thể về các biện pháp hành chính phòng chống tham nhũng và thực tế áp dụng các biện pháp đó trên thực tế; có thể nhận thấy được mối quan hệ giữa lý luận chung (Chương 1) và các quy định thực định (Chương 2), từ đó nhìn nhận khái quát về lý luận các biện pháp hành chính phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc nhìn nhận trên cơ sở lý luận thì chưa toàn diện và chưa đầy đủ; cần phải có cái nhìn sâu hơn trên khía cạnh áp dụng và thi hành, từ đó mới thể thấy được sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, tìm ra các ưu và khuyết điểm của lý luận.

  • Chương 3: Giải pháp bảo đảm biện pháp hành chính phòng chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

Việc nghiên cứu phương hướng hoàn thiện, các điều kiện về chính trị và pháp luật tại Chương 3 đã chỉ ra được cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tạo ra cơ chế để các biện pháp hành chính có tác dụng trên thực tế. Mặc dù các giải pháp hoàn thiện các biện pháp hành chính nếu trên chưa thật sự hoàn hảo, nhưng bản thân chúng cũng có rất nhiều ưu điểm, có tính khả thi cao, và cần thiết cho việc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.

Đây là một trong những bài mẫu luận văn thạc sĩ luật hiến pháp về phòng chống tham nhũng hay mà bạn cần tham khảo

Bài mẫu Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp sô 3 : Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về Cải cách hành chính.

Có nhiều khái nhiệm và cách hiểu khác nhau về CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị của mỗi nước, cũng như theo quan điểm nghiên cứu, nhưng nhìn chung lại đây là một trong những nội dung cơ bản cần được quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới vì đó là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả của cải cách hành chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước, củng cố và tăng cường tiềm năng về mọi mặt cho đất nước.

  • Chương 2: Thực trạng Cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai .

Việc thực hiện cải cách hành chính ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vẫn là công việc còn mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, nhất là trong năm đầu thực hiện. Tuy nhiên các cấp chính quyền ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê đã nỗ lực hết sức để đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả này cùng với những hạn chế, tồn tại đã được phân tích để các xã, thị trấn thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính trong thời gian đến.

  • Chương 3: Mục tiêu, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai.

Với các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế một cách đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn với tính khả thi cao, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ phục vụ các yêu cầu của tổ chức và nhân dân trong xã, thị trấn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng, hấp dẫn thật sự trong môi trường đầu tư để thu hút các nguồn lực trong và ngoài các đơn vị xã, thị trấn nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đây là một trong những bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp về cải cách hành chính hay mà bạn cần tham khảo

Đề tài Luận văn Thạc Sĩ Luật sô 4 : Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

  • Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Cải cách hành chính

Cải cách hành chính là một lĩnh vực được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Nhiều quốc gia coi cải cách hành chính là một yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thông qua cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; tăng khả năng phát triển kinh tế -xã hội.

Tuy nhiên, khái niệm Cải cách hành chính của mỗi quốc gia thường không giống nhau, tùy thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế – xã hội, phong tục tập quán của mỗi nước. Bên cạnh đó, xu hướng chung hiện nay là đều hướng đến xây dựng một chính phủ gọn nhẹ hơn để có thể vận động một cách của Cải cách hành chính nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá.

  • Chương 2: Thực trạng cải cách hành chính ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ; các Chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của UBND tỉnh Quảng Nam. Từ năm 2001 đến nay, công tác cải cách hành chính của huyện đã có những bước chuyển biến tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém

Từ những đánh giá chung về quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra, có thể nhận thấy rằng: Đảng bộ – Chính quyền và nhân dân huyện Quế Sơn cần chung tay đẩy mạnh nhiều hơn nữa công tác cải cách hành chính trong thời gian đến để hoàn thành những mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020

  • Chương 3: Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện Quế Sơn, trên đây là một số giải pháp mang tính khả thi cao để huyện Quế Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian đến. Các giải pháp hướng đến hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu quả, tinh giản biên chế; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả về năng lực, chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ

Đây là một trong những bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp về cải cách hành chính hay mà bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 5 : Bãi miễn đại biểu Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân Các Cấp theo Pháp luật Việt Nam

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bãi miễn đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

  • Chương 1. Những vấn đề lý luận về bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là một trong những hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là công cụ quan trọng để nhân dân giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Xét về mặt khái niệm, thủ tục bãi miễn gắn với ý tưởng cho rằng các đại diện cần phải tiếp tục có trách nhiệm với người dân

Mặt khác, từ quan điểm của các nhà phê bình, chế độ bãi miễn được xem như một cơ chế mang tính phân cực cao độ, gây nên sự đối đầu nghiêm trọng và phá vỡ công việc bình thường của các đại biểu dân cử trong chức năng nhiệm vụ của họ.

  • Chương 2. Thực trạng thực hiện bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta

Qua nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động bãi miễn ở Việt Nam, có thể thấy hiện nay những quy định bãi miễn đại biểu dân cử còn khà dè dặt. Tính phức tạp và sự khó khăn để thực hiện được quy định này chúng ta đã biết trong nghiên cứu chương 1, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta né tránh

  • Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chế định bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở nước ta

Trong quá trình xây dựng các quy định về hoạt động bãi miễn đại biểu dân cử luôn luôn phải tính đến mối quan hệ hài hòa giữa các cơ chế đại diện và quyền công dân. Chúng ta thừa nhận rằng, cử tri bãi miễn đại biểu dân cử là hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng thể hiện quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, cần phải có những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định và phải có những quy định để kìm chế sự lạm dụng quyền bãi miễn. Điều này lí giải vì sao pháp luật của nước ta không ghi nhận quyền đề xuất của công dân và cũng không ghi nhận hình thức bãi miễn do nhân dân vừa đề xuất vừa công nhận như một số quốc gia trên thế giới

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 6 : Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về cơ chế một tại UBND cấp xã.

Qua nghiên cứu về lý luận và pháp lý về cơ chế một cửa ở cấp xã. Tác giả đã làm rõ khái niệm về cơ chế một cửa và cơ chế một của cấp xã. Xác định vị trí, vai trò to lớn của cấp xã liên quan đến cơ chế một cửa là cấp trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, công nhân, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân…

  • Chương 2: Thực trạng cơ chế một cửa tại UBND cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi.

Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế một cửa cấp xã nhìn từ thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã phân tích những yếu tố tự nhiên, xã hội và rút ra những thuận lợi, khó khăn tác động đến quá trình thực hiện cơ chế một cửa cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn và rút ra các nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn đó, từ đó làm cơ sở so sánh, đối chiếu với các địa phương khác ngoài tỉnh để đề ra các giải pháp cụ thể áp dụng cho tỉnh trong thời gian đến

  • Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa ở UBND cấp xã từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại tỉnh Quảng Ngãi cần phải hiểu rõ hơn việc tiếp tục thực hiện cơ chế này tại cấp xã là yêu cầu cần thiết trong quá trình thực hiện mục tiêu của chương trình cải cách hành chính trong giai đoạn 2010 – 2020

Khi thực hiện tốt các giải pháp ở chương 3 sẽ góp phần nâng cao được chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cấp hành chính nói chung, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 7 : Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức để từ đó có cơ sở để điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp với thực tế khách quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

  • Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Chương 2 của luận văn đã nêu được khái quát về tình hình tiếp công dân, việc tiếp nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của các cấp, nguyên nhân phát sinh khiếu nại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, chương 2 đã đi sâu phân tích thực tế giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, những kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, đồng thời cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

  • Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.

Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên để nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 8 : Chứng thực của Ủy Ban Nhân Dân Xã từ thực tiễn Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội

Luận văn nghiên cứu pháp luật và hoạt động chứng thực Ủy ban nhân dân xã. Luận văn nghiên cứu sâu về hoạt động chứng thực của UBND xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng thực của UBND xã

Với nội dung Những vấn đề lý luận về chứng thực của UBND xã, chương 1 của luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về chứng thực đã đưa ra được khái niệm chứng thực; đưa ra được khái niệm, đặc điểm chứng thực của UBND xã; thẩm quyền, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thực hiện chứng thực,Trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực Ủy bân nhân dân xã, trách nhiệm quản lý nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân dân cấp xã; chỉ ra được vai trò của chứng thực của UBND xã và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chứng thực của UBND xã

  • Chương 2: Thực trạng chứng thực của UBND xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Mỹ Đức là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức đã thu được những kết quả nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh nâng cao đời sống vật chất của nhân dân

Căn cứ vào thực trạng tổ chức và thực hiện chứng thực tại huyện Mỹ Đức, tác giả đã đưa ra được những kết quả đạt được cũng như bất cập, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hoạt động chứng thực của UBND cấp xã trên địa bàn. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm năng cao chất lượng hoạt động chứng thực của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong điều kiện hiện nay

  • Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chứng thực của UBND xã

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như trong tổ chức, thực hiện pháp luật về chứng thực cần được khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu tại chương 1 và chương 2, tác giả mạnh rạn đưa ra các quan điểm hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã qua thực tiễn huyện Mỹ Đức.

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 9 : Dân chủ trực tiếp ở cơ sở từ thực tiễn huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở trên địa bàn huyện Phú Hoà, từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và hệ thống phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở trên địa bàn huyện Phú Hoà hiện nay.

  • Chương 1. Cơ sở lý luận và Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở cơ sở

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về dân chủ trực tiếp ở cơ sở. những quan điểm về dân chủ trực tiếp ở các nước trên thế giới; theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong việc hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp nhằm để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Các nội dung và hình thức dân chủ trực tiếp được qui định trong Hiến pháp năm 2013 và đã cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật.

  • Chương 2. Thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở tại huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên

Việc thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở là vấn đề quan trọng, cần phải được thúc đẩy và bảo đảm và thực thi trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên việc vận hành các hình thức dân chủ trực tiếp vẫn còn nhiều bất cập, các qui định pháp luật vẫn còn chồng chéo, chưa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia thực hiện các quyền của mình.

  • Chương 3. Quan điểm, giải pháp tăng cường dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở, trong Chương 3 đã đề xuất quan điểm giải pháp tăng cường dân chủ trực tiếp; nâng cao năng lực thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở; Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực thi dân chủ trực tiếp nhằm tạo ra sự đồng bộ trong việc thực thi pháp luật về dân chủ trực tiếp ở cơ sở; đảm bảo nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.

Bài mẫu luận văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp sô 10 : Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức cấp xã.

Trong chương này luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về CBCC cấp xã, đánh giá CBCC cấp xã; khái niệm CBCC, CBCC cấp xã ở nước ta hiện nay và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của CBCC cấp xã; đề cập đến mục đích, hệ thống các quan điểm, nguyên tắc về đánh giá CBCC cấp xã; hệ thống hóa các nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá thường được sử dụng và xem xét một số yếu tố có ảnh hưởng đến đánh giá CBCC cấp xã. Luận văn cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm đánh giá CBCC cấp xã ở một số địa phương trên cả nước, từ đó rút ra những bài học cho công tác đánh giá đạt hiệu quả.

  • Chương 2: Thực trạng đánh giá cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang.

Trong Chương 2 luận văn đã nêu khái quát điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và tình hình phát triển KT-XH có ảnh hưởng đến công tác đánh giá CBCC cấp xã. Luận văn cũng đi sâu, phân tích thực trạng về CBCC cấp xã và công tác đánh giá CBCC cấp xã trong thời gian vừa qua

Trên cở sở những hạn chế, thiếu sót trong công tác đánh giá CBCC cấp xã hiện nay, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp trọng tâm để hoàn thiện công tác đánh giá CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ở chương 3.

  • Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện đánh giá cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta hiện nay

Qua thực trạng ở chương 2 việc đánh giá cán bộ công chức vẫn còn nhiều bất cập, nên nội dung chương 3 sẽ trình bày các giải pháp để hoàn thiện cán bộ công chức như Xây dựng được quy định, hướng dẫn đánh giá CBCC để hướng dẫn đánh giá CBCC cấp xã hàng năm; cụ thể hóa và hoàn thiện nội dung các tiêu chí đánh giá CBCC;…

CÁC BẠN CẦN TẢI BẢN GỐC CỦA TÀI LIỆU LIÊN HỆ QUA ZALO

Tham khảo Giá Dịch Vụ Viết Luận Văn LIÊN HỆ 0936 885 877

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo
0936885877