Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học : 99 Đề Tài + 10 Bài Mẫu

Mục lục

5/5 - (3 bình chọn)

Bạn chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ triết học, bạn chưa tìm được đề tài luận văn thạc sĩ triết học phù hợp cho mình, chưa có bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học tham khảo thì bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây, sau đây mình đã chọn lọc một số đề tài và bài mẫu hay nhất để các bạn tham khảo hoàn thành bài luận văn của mình tốt nhất.

Để đi sâu vào nghiên cứu đề tài, trước tiên ta tìm hiểu sơ qua về khái niệm triết học, triết học là gì, sinh viên học ngành triết học ra làm gì?

Triết học là gì?

Triết học là môn nghiên cứu về các vấn đề của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề liên quan đến chân lý, sự tồn tại, giá trị, kiến thức, quy luật, ý thức và ngôn ngữ.

Sinh viên học ngành triết học ra để làm gì?

Ngành triết học trang bị cho sinh viên những kiến thức về triết học, giúp nắm vững những quan điểm, lập trường của chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng hồ chí minh, về thế giới quan duy vật biện chứng, sinh viên sau khi học sẽ làm các công việc như giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng, chuyên gia nghiên cứu về triết học, tôn giáo, làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông về lĩnh vực chính trị kinh tế văn hóa xã hội, nhà văn, bình văn sách, truyện, các công ty luật, các tổ chức cộng đồng liên quan với kinh tế chính trị xã hội,…

Luận văn thạc sĩ triết học là mẫu luận văn rất quan trọng đối với các sinh viên năm cuối của ngành triết học. Để làm một bài luận văn triết học vô cùng khó vì triết học là một lĩnh vực nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau của thế giới quan đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức và các kỹ năng phân tích đi sâu vấn đề. Dưới đây mình xin chắc lọc lại một số đề tài và bài mẫu xuất sắc nhất để các bạn có thể theo dõi và hoàn thiện tốt nhất bài luận văn của mình.

Đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học
Đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

99 ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

  1. Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
  2. Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam
  3. Ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay
  4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam
  5. Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông
  6. Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội
  7. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay
  8. Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay
  9. Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam (thời Lý – Trần)
  10. Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa – danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch
  11. Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ Triết học
  12. Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
  13. Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng
  14. Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
  15. Vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ – Đăng ở Kon Tum hiện nay
  16. Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
  17. Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
  18. Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly và ý nghĩa lịch sử của nó
  19. Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
  20. Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt
  21. Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại
  22. Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
  23. Một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của Noam Chomsky
  24. Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
  25. Một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của Noam Chomsky
  26. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
  27. Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
  28. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
  29. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay
  30. Mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
  31. Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Tỉnh Hưng Yên hiện nay
  32. Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Tỉnh Hưng Yên hiện nay
  33. Quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Immanuel Kant
  34. Vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay
  35. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay
  36. Tư tưởng chính trị – xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
  37. Dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng Ngô Thì Nhậm
  38. Giá trị của tư tưởng về đạo đức con người trong tác phẩm
  39. Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
  40. Vai trò của tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
  41. Đạo đức công vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Kạn hiện nay
  42. Tư tưởng duy tân của Nguyễn Thương Hiền
  43. Tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại
  44. Quan niệm về con người trong triết học của Friedrich Wilhelm Nietzsche
  45. Chủ nghĩa thực dụng của William James
  46. Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay
  47. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ
  48. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngành xây dựng tại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
  49. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
  50. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người thời kỳ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  51. Quan niệm lý – khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ
  52. Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay
  53. Tư tưởng của V.I.Lênin về giáo dục với việc đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay
  54. Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
  55. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh phổ thông trung học Đà Nẵng hiện nay
  56. Ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục đạo đức thời Nguyễn
  57. Vấn đề kiểm soát quyền lực của nhà nước ở nước ta hiện nay
  58. Năng lực làm chủ của người dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
  59. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
  60. Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng
  61. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
  62. Quan niệm của Ph.Ăngghen về nhận thức trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” và ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học hiện Nay
  63. Bản sắc văn hoá của dân tộc Thái trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc
  64. Tìm hiểu bản chất của sáng tạo
  65. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội – vấn đề và giải pháp
  66. Kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
  67. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong Cách mạng Việt Nam
  68. Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
  69. Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một số tác phẩm
  70. Quan điểm của S.P Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên nền văn minh
  71. Vấn đề đạo đức trong triết học Hy Lạp cổ đại và ý nghĩa hiện thời của nó
  72. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay
  73. Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
  74. Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia tiên Tần
  75. Điểm khởi đầu nghiên cứu trong “Tư Bản” của C.Mác
  76. Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay
  77. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay
  78. Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
  79. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay
  80. Sự hình thành và phát triển của Mỹ học Mác xít ở Việt Nam hiện nay
  81. Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
  82. Quan niệm của I. Kant về lý tính trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành
  83. Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay
  84. Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm
  85. Đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay
  86. Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay
  87. Phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay
  88. Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
  89. Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
  90. Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
  91. Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên hiện nay
  92. Vai trò của gia đình với xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay
  93. Vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay
  94. Vấn đề chân lý trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ
  95. Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX
  96. Tư tưởng chính trị của V.I.Lênin với việc xây dựng chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay
  97. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Tuy Hòa hiện nay
  98. Nhân sinh quan trong kinh Tân ước của Kitô giáo
  99. Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

Sau khi tìm hiểu về các mẫu đề tài luận văn thạc sĩ triết học ta đi sâu vào phân tích các dạng đề tài thường gặp. Dưới đây là 10 bài mẫu luận văn triết học được Luận Văn Tri Thức sàng lọc lại từ những bài mẫu hay trên các diễn đàn.

TOP 10 BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 1 : Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bài luận văn nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh và phân tích biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam được thể hiện qua các triển lãm và tác phẩm tiêu biểu được giải thưởng từ năm 2000 đến nay.

Chương 1 Phạm trù cái đẹp và cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh

Chương 1 phân tích các khái niệm về cái đẹp. Việc nghiên cứu cái đẹp nói chung và cái đẹp trong nghệ thuật nói riêng là thành quả nghiên cứu mỹ học rất cơ bản của mỹ học Việt Nam hơn 60 năm qua với những kết quả nghiên cứu xung quanh vấn đề này có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong việc phát triển các tư tưởng mỹ học của chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định các quan điểm mỹ học cơ bản của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam

Nghệ thuật nhiếp ảnh có khả năng hướng con người có cách nhìn thế giới bằng đôi mắt thẩm mỹ, góp phần giáo dục nâng cao trình độ thẩm mỹ cho con người.

Chương 2 Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Nội dung chương 2 phân tích sâu về cái đẹp trong nhiếp ảnh, những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam trước năm 2000, đánh giá thực trạng, ý nghĩa xã hội và những vấn đề đặt ra trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bài mẫu luận văn triết học sô 2: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa hiện thời của nó

Luận văn tập trung nghiên cứu chữ Hiếu theo quan điểm Phật giáo thể hiện qua lễ hội Vu Lan và truyền thống uống nước nhớ nguồn, ý nghĩa hiếu hạnh của người con đối với hai đấng sinh thành.

Thứ nhất: Chữ Hiếu và một số quan niệm về chữ Hiếu.

Qua việc nghiên cứu về chữ Hiếu và một số quan niệm về chữ Hiếu, chúng ta phần nào hiểu thêm được đạo đức và luân lý xã hội nói chung và nguồn gốc ra đời của Nho giáo, hệ tư tưởng của nó và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử nước ta. Đặc trưng này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việc Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn.

Thứ hai: Chữ Hiếu theo quan niệm Phật giáo và biểu hiện của nó.

Khái quát về triết lý nhân sinh quan của Phật giáo. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chính pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Nêu lên các biểu hiện cụ thể về ân Cha mẹ và giá trị đạo đức Phật giáo trong xã hội ngày nay

Thứ ba: Ý nghĩa chữ Hiếu của Phật giáo trong xã hội hiện nay.

Qua việc phân tích ý nghia chữ hiếu của Phật giáo, Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn, đó là chúng ta hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thụ trì Tam quy, giữ gìn Ngũ giới. Theo Phật giáo, con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà còn có kiếp sống vị lai, do đó người con hiếu thảo cần phải chăm lo cho cha mẹ cả đời sống sau khi từ giã cõi đời này

==> TẢI TÀI LIỆU QUA ZALO 0936885877

Bài mẫu luận văn triết học sô 3: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó

Luận án tập trung làm sáng tỏ 3 nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, đó là: 1/ Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn trong Tiến hóa luận; 2/ Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn trong Thuyết “Tri nan hành dị”; 3/ Tư tưởng triết học chính trị – xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa Tam dân.

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến luận án

Chương 1 nêu rõ các vấn đề như sau

  • Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn
  • Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng
  • Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tư tưởng của Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam
  • Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn

Các vấn đề cần phân tích ở chương 2:

  • Bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
  • Nguồn gốc lý luận cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn
  • Những quan niệm về quốc gia, dân tộc, nhà nước trước Tôn Trung Sơn
  • Những quan niệm về dân sinh trước Tôn Trung Sơn
  • Con người và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn
  • Thời kỳ lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, sáng lập Trung Hoa dân quốc

Chương 3 Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn

Chương 3 là chương trọng tâm của luận án, nội dung chương này đề cập đến một số tư tưởng triết học cơ bản của Tôn Trung Sơn như tư tưởng triết học tự nhiên, tư tưởng nhận thức luận, tư tưởng triết học chính trị. Trong tư tưởng triết học tự nhiên, Tôn Trung Sơn đã đề cập đến các vấn đề như nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ; mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần

Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn đã có những yếu tố tích cực, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử quy định. Nhưng, như chúng ta đã thấy, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành lý luận cách mạng, con đường cách mạng, chiến lược cách mạng của ông.

Chương 4 Giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn

Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn chứa đựng những giá trị và ý nghĩa không chỉ đối với thực tiễn cách mạng Trung Quốc giai đoạn cận đại, mà còn có giá trị và ý nghĩa hiện thời. Có thể khái quát những giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn thành 3 nhóm như sau:

  • Giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn trên phương diện thế giới quan
  • Giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn trên phương diện nhận thức luận
  • Giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn trên phương diện thực tiễn

Ngoài những ý nghĩa, ảnh hưởng nêu trên, tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung, tư tưởng triết học của ông nói riêng còn có sự ảnh hưởng đối với cách mạng Việt Nam và Hồ Chí Minh. Mặc dù có những giá trị và ý nghĩa to lớn cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn không tránh khỏi những hạn chế nhất định do Tôn Trung Sơn chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch s cũng như chịu tác động của lập trường giai cấp.

 

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 4: Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay

Luận văn góp phần làm phong phú thêm những cứ liệu khoa học cho những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật đặc trưng vùng Nam Bộ ở góc độ văn hóa học, triết học, mỹ học.

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đời ca tài tử và quá trình hình thành nghệ Một số giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay

Trà Vinh được mệnh danh là vùng đất trẻ, vùng đất “sinh sau đẻ muộn” nhưng dòng âm nhạc đờn ca tài tử phát triển khá mạnh mẽ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, với sự phát triển nhanh chóng của các dòng nhạc hiện đại trẻ trung và đang thu hút rất đông đảo các bạn trẻ. UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chương 2: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh – Thực trạng và giải pháp.

Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đây không chỉ là niềm tự hào của Nam Bộ nói chung mà còn là niềm tự hào của các tỉnh, thành phố hiện còn đang lưu giữ loại hình nghệ thuật này, trong đó có Trà Vinh

Công tác bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Để bảo tồn và phát huy được cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử cần phải có những giải pháp đồng bộ, bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị máy móc, cần thiết phải chú ý đến nhân tố con người, đầu tư cho các nghệ nhân, truyền dạy nghề cho giới trẻ, để từ đó phát hiện những người có năng khiếu, tài năng góp phần phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động nghệ thuật, xây dựng nhiều chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa nghệ thuật ở các quy mô khác nhau để thu hút được người nghe, người xem.

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 5: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống – những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đổi mới đất nước

Chương 1: Ý thức xã hội và ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

Trình bày khái niệm và đặc điểm của ý thức xã hội, bên cạnh những mặt tích cực, ý thức xã hội Việt Nam truyền thống còn hàm chứa trong mình những mặt tiêu cực đang cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì vậy, cùng với việc phát huy những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống cần khắc phục những mặt hạn chế của nó.

Chương 2: Ý Thức Xã Hội Việt Nam Truyền Thống Trong quá trình đổi mới đất nước

Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi phải phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ, tâm lý, ý thức của con người Việt Nam. Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của dân tộc và thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của dân tộc

Bên cạnh những mặt tích cực, ý thức xã hội Việt Nam truyền thống còn hàm chứa trong mình những mặt tiêu cực đang cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì vậy, cùng với việc phát huy những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống cần khắc phục những mặt hạn chế của nó.

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 6: Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của dân tộc Mường, thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay, qua đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1 Bản sắc văn hóa dân tộc và tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường

Chương 1 nêu một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường, khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta hiện nay để sử dụng tốt hơn nguồn nội sinh của đất nước, củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững, thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Chương 2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và của dân tộc, trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ người Mường những người đã và đang tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình

Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình, chúng ta cần chú trọng đến những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, làm tốt công tác đổi mới chính sách đối với cán bộ làm quản lý văn hóa tại cơ sở. Các giải pháp này không chỉ mang ý nghĩa phương pháp luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của người Mường ở Hòa Bình hiện nay.

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 7: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc Các Cuộc Cách Mạng Khoa Học”

Thông qua viêc tìm hiểu tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn như sự thể hiện của tư tưởng triết học trong khoa học, để nhận thấy rõ bản chất tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn. Từ đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống khoa học hiện đại.

Chương 1: Khái quát bức tranh xã hội, triết học khoa học và vài nét về tác giả, tác phẩm.

Các vấn đề triết học mang tính phổ quát, nhiều dân tộc đều có thể sử dụng nó như một phương tiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Nhưng trước hết, khi nó sinh ra từ một dân tộc nào, triết học ấy vẫn có một bản sắc, một căn tính khó lầm lẫn với dân tộc khác.

Chương 2: Nội dung cơ bản quan điểm triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”

Trong “cấu trúc các cuộc cánh mạng khoa học” T. Kuhn tập trung vào lịch sử và hiện trạng của khoa học hiện đại, từ trong khoa học hướng ra các nhân tố ngoài khoa học, như xã hội học, tâm lý của nền khoa học, và trạng thái tâm lý của tập đoàn các cộng đồng khoa học, Kuhn đã thổi một luồng gió mới vào “Trường phái chủ nghĩa lịch sử” trong triết học khoa học phương Tây.

Những vấn đề triết học khoa học mà Thomas Samuel Kuhn đã xây dựng và phân tích trong “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” đã gợi lên nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là những tranh luận trái chiều trong giới triết học, cũng như khoa học xã hội, thì những đóng góp của các tác phẩm triết học của Thomas Samuel Kuhn, đặc biệt là tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” là vô cùng to lớn, mở ra nhiều hướng đi mới trong nghiên cứu triết học cũng như những khai thác của giới nghiên cứu khoa học, trong đó có khoa học xã hội.

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 8: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX

Luận án làm rõ vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ thứ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX với tư cách là học thuyết triết học xã hội, trên cơ sở đó chỉ ra những đặc điểm, giá trị và hạn chế của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam đương thời.

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu vai trò của Nho giáo nói chung, vai trò xã hội của Nho giáo từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng đang là vấn đề được nhiều học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước quan tâm và được thể hiện trên các tài liệu khoa học khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề này được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Các nhà khoa học đã tập trung bàn về sự du nhập của Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam, khẳng định vị thế của Nho giáo, tìm hiểu vai trò của Nho giáo, khái niệm về vai trò xã hội của Nho giáo, vai trò của Nho giáo dưới triều Lê sơ, triều Mạc, triều Lê Trung Hưng và triều Nguyễn.

Khi nhìn nhận Nho giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng, học thuyết này về thực chất là một học thuyết triết học xã hội mang những nét đặc thù của triết học phương Đông. Cũng như các học thuyết triết học xã hội khác, Nho giáo thực hiện các chức năng phổ biến là thế giới quan và phương pháp luận

Chương 2 Một số vấn đề về Nho giáo và vai trò xã hội của nó

Từ việc xem xét vai trò xã hội của Nho giáo thông qua các chức năng của nó với tư cách là học thuyết triết học xã hội phương Đông, luận án khái quát một số đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam về thực hiện vai trò xã hội của nó trong lịch sử. Đây là việc làm cần thiết để luận án tiếp tục đi vào trọng tâm nghiên cứu vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Chương 3 Một số nội dung chủ yếu trong vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX

Vai trò xã hội của Nho giáo rộng hơn trách nhiệm xã hội của nó, vì thế ngoài những giá trị mà nó đạt được, bản thân học thuyết này cũng có những hạn chế nhất định. Bài học lịch sử mà thời Hậu Lê để lại về vai trò xã hội không chỉ được triều Nguyễn tiếp thu trong lĩnh vực trị nước của mình, mà những giá trị của nó về tính nhân bản, nhân văn, văn hóa vẫn đáng được chúng ta tiếp tục phát huy trong điều kiện phát triển đất nước hiện nay

Chương 4 Đặc điểm, giá trị và hạn chế trong việc thực hiện vai trò xã hội của nho giáo ở việt nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX

Trong điều kiện hội nhập và phát triển đất nước ta hiện nay, vấn đề kế thừa các giá trị truyền thống là hết sức cần thiết. Việc làm rõ những đóng góp của Nho giáo cũng như những mặt hạn chế, bất cập của nó để có cái nhìn khách quan đến vai trò xã hội của Nho giáo luôn được Đảng ta quan tâm. Chính vì vậy, từ các giá trị về vai trò xã hội của Nho giáo, chúng ta có thể rút ra những bài học lịch sử hữu ích và thiết thực để vừa làm rõ những đặc điểm trong Nho Việt từng góp phần hình thành trong lịch sử hàng trăm năm các giá trị truyền thống tốt đẹp và phát huy nó, lấy nó làm hành trang cho sự hội nhập

==> TẢI TÀI LIỆU QUA ZALO 0936885877

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 9: Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; luận án đề xuất một số quan điểm và nhóm giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích, đánh giá những nội dung cơ bản như quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nguồn gốc, bản chất, chức năng của dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; quá trình hình thành và sự phát triển nhận thức của Đảng về thực hiện dân chủ trong thời kỳ đổi mới; những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chương 2 Một số vấn đề lý luận về vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam

Trên phương diện lý luận, nhân dân là phạm trù mang tính lịch sử, ở các thời đại khác nhau, lập trường tư tưởng chính trị khác nhau thì quan niệm về nhân dân cũng khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân dân chính là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, là lực lượng cơ bản trong các cuộc cách mạng xã hội.

Trong thực tế hiện nay, việc phát huy vai trò của người dân không chỉ phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của chính người dân hay cơ quan nhà nước, mà phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau như: hệ thống các văn bản quy định thực hiện dân chủ cơ sở; trình độ phát triển kinh tế – xã hội, dân trí; văn hóa và các thiết chế truyền thống ở nông thôn; năng lực thực hành dân chủ của người dân và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ cơ sở

Chương 3 Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay – thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Việc thực hiện quy chế dân chủ của nhân dân còn hạn chế, như thiếu chủ động trong tìm hiểu chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; trong thực hiện các quyền được bàn, quyết định còn có tâm lý đám đông, một số cá nhân lợi dụng quyền dân chủ vi phạm pháp luật… Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan. Từ đó, đặt ra yêu cầu trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, thực thi các giải pháp phù hợp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

Chương 4 Một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

Về các giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên, cần tập trung:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết khách quan phải phát huy vai trò của nhân dân trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;

thứ hai, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; thứ ba, nâng cao các điều kiện bảo đảm vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ…).

Bài mẫu luận văn thạc sĩ triết học sô 10: Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển

Với đề tài này, Tác giả muốn làm rõ thực trạng giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp để phát triển giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chương 1: Lý luận chung về giai cấp công nhân

Là bộ phận quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đang là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy nghiên cứu một cách toàn diện về giai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết hiện nay, nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội, hoàn thiện nội dung xây dựng giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Chương 2: Thực trạng giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh là một lực lượng xã hội to lớn, phân bố trong tất cả các thành phần và các ngành, lĩnh vực kinh tế của Thành phố. Cùng với sự phát triển của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai cấp công nhân tại đây không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, đang hàng ngày, hàng giờ lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất đóng góp vào sự phát triển của Thành phố.

Từ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với giai cấp công nhân Thành phố hiện nay, cần xây dựng những giải pháp cơ bản, đồng bộ để tạo điều kiện cho giai cấp công nhân tại đây phát triển, từng bước cải thiện toàn diện chất lượng cuộc sống, trình độ tay nghề, trình độ nhận thức… đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản phát triển giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Để giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh thực sự phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế – xã hội Thành phố hiện nay, cả hệ thống chính trị cũng như mỗi công nhân tại đây phải thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp cơ bản, cụ thể như: nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp trọng điểm, nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ nhận thức chính trị, pháp luật của công nhân; hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội…

Với quyết tâm xây dựng Thành phố trở thành đô thị hiện đại, phát triển bậc nhất của cả nước và khu vực, Thành phố sẽ sớm cải thiện vấn đề này, để giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh, góp sức cùng nhân dân cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

CÁC BẠN CẦN TẢI BẢN GỐC CỦA TÀI LIỆU LIÊN HỆ QUA ZALO

NHẬN LÀM BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ LIÊN HỆ HOTLINE 0936 885 877

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo
0936885877